NƯỚC SẠCH: THỊ TRƯỜNG KHÔNG THU HÚT HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TƯ NHÂN

Việt Nam đang có nguy cơ “ lỡ hẹn” đối với mục tiêu vào năm 2025: 95%-100% người dân ở thành thị và 93%-95% người dân ở nông thôn có nước sạch để dùng. Đặc biệt, tỷ lệ người dân ở người dân ở nông thôn được tiếp cận nước sạch rất hạn chế, mới chỉ xấp xỉ 35% số hộ có nước sạch ( số liệu năm 2019)

Tiến trình xã hội hóa dịch vụ công nước sạch đã không đi kèm với việc xây dựng một cấu trúc thị trường cung cấp nước sạch hợp lý; trong khi Nhà nước thiếu nguồn lực đầu tư thì đồng thời, thị trường vẫn không thu hút hiệu quả nguồn đầu tư tư nhân. Doanh nghiệp đầu tư tư nhân gặp rủi ro cao khi tham gia thị trường ( ví dụ như giá mua, khối lượng nước được mua dưới công suất); DN Nhà nước cũng khó khăn khi giá nước thấp, không đủ khả năng mở rộng diện cấp nước; Nhà nước thì “ thiếu tiền”; tình trạng “tranh tối tranh sáng” trong thị trường khiến thị trường khó phát triển; tạo ra rủi ro các “nhóm trục lợi chính sách” cạnh tranh không lành mạnh.

Ảnh: Tọa đàm

Với tốc độ đô thị hóa nhanh ở đô thị ô nhiễm nguồn nước ngầm đang là vấn đề gây quan ngại; nước sạch và xử lý nước thải sinh hoạt sẽ là thách thức lớn cho VN.
Cần có đánh giá toàn diện và thiết kế một hệ thống chính sách tổng thể để hoàn chỉnh thị trường kinh doanh nước sạch. Tiến trình này nên gắn với việc xây Luật về cấp nước, và xử lý lý nước mà Chính Phủ đã đặt vấn đề.


Hôm nay, 26/4/2022 Viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông đã tổ chức Tọa đàm về những vấn đề trên. Tham dự Tọa đàm có ông Nguyễn Quang Huân, Uỷ viên UBKH- Công nghệ và môi trường Quốc hội; Tiến sỹ Nguyễn Sỹ Dũng nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương; đại diện UNDP và đông đảo cơ quan báo chí.

 

Đang xử lý...